Theo luật bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ 01/01/2015 tới đây, quỹ Bảo hiểm Y tế sẽ thanh toán 40% chi phí cho trường hợp điều trị nội trú. Trường hợp bệnh nhân khám kê đơn sẽ không được quỹ bảo hiểm chi trả.
Nếu như hiện nay người bệnh khi đi khám, chữa bệnh trái tuyến sẽ được quỹ BHYT chi trả ở các mức 30%, 50% và 70% chi phí tùy theo hạng bệnh viện, thì từ ngày 1/1/2015, khi vượt tuyến trung ương, người bệnh chỉ được thanh toán 40% khi nằm viện điều trị nội trú. Trường hợp bệnh nhân chỉ khám bệnh và điều trị ngoại trú sẽ không được quỹ bảo hiểm thanh toán.
Người dân đi khám bệnh
Tương tự đối với các trường hợp điều trị nội trú ở tuyến tỉnh, quỹ bảo hiểm sẽ chi trả với mức hưởng sẽ là 60% chi phí, tuyến huyện là 70% và cũng không chi trả với trường hợp điều trị ngoại trú
Ông Lê Văn Khảm, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế thông tin: Từ 1/1/2021, mức chi trả sẽ nâng lên 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước. Với tuyến huyện, mức hưởng trong năm 2015 sẽ là 70% chi phí khám, chữa bệnh. Từ 1/12016 thì sẽ là 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước , , .
Một điểm mới trong Luật HBHY sửa đổi bổ sung sẽ có hiệu lực trong năm mới 2015 đó là việc quy định tham gia bảo hiểm y tế là bắt buộc. BHYT đã có những chính sách đặc biệt khuyến khích người dân tham gia đóng bảo hiểm. Điển hình khi mua theo hộ gia đình, người dân sẽ được giảm trừ mức đóng.
Cụ thể người thứ nhất đóng mức 4,5% lương cơ sở (khoảng 600.000 đồng một năm); người thứ hai, ba, tư lần lượt sẽ được giảm mức đóng lần lượt từ 70%, 60% và 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Ông Lê Văn Khảm đánh giá: Đây là cách tiếp cận rất mới, tận dụng được triệt để hiệu quả của việc mua BHYT, đồng thời tránh tình trạng chỉ người có nhu cầu thực sự cấp thiết mới mua bảo hiểm. Với lộ trình đúng như Luật BHYT sửa đổi, bổ sung thì đây được kỳ vọng là phương pháp hữu hiệu để ổn định quỹ bảo hiểm.