GIỎ HÀNG
Tổng tiền: 0 VNĐ THANH TOÁN
Sản phẩm
Giá
Số lượng
Xóa
Bạn đang ở :   Trang chủTin tức - Sự kiện
Danh mục sản phẩm
Tin tức - Sự kiện

Google xây dựng đế chế phần cứng

Cập nhật : 01/12/2014

Lượt xem : 7960

In trang
 
Your name
Your email
Friend's email
Mail Subject
Content

Google xây dựng đế chế phần cứng

Bắt đầu thế kỉ 21 với vị thế là một công ty tìm kiếm trực tuyến nhỏ bé. Sau 14 năm, công ty có trụ sở tại California đã kinh doanh smartphone, xây dựng nên bản đồ của nhiều khu vực trên thế giới, mua lại nhiều công ty lớn nhỏ khác nhau, lại còn đang có ý định nhảy vào thị trường robot tự động. Có thể chúng ta quen thuộc nhất với Google thông qua công cụ tìm kiếm của họ, nhưng việc đầu tư vào nhiều mảng khác nhau cho thấy rằng tương lai của hãng không nhất thiết phải được định nghĩa bởi dịch vụ tìm kiếm. Thay vào đó, phần cứng cũng sẽ là một thứ vô cùng có ý nghĩa ,
 

Tại hội nghị Code mới diễn ra hôm qua, đồng sáng lập Sergey Brin đã trình diễn một nguyên mẫu xe ô-tô tự hành. Chiếc xe này không có vô-lăng và pê-đan, nhưng điều lạ lùng nhất liên quan đến chiếc xe này lại là việc người ta không mấy ngạc nhiên với nó. Nói cách khác, thế giới đã quen với những cách tân "điên rồ" của Android nên việc hãng làm một thứ khác lại không phải là chuyện bất ngờ. Google là một trong những công ty có ảnh hưởng nhất trên thế giới và là một trong số ít đơn vị sẽ tiếp tục làm chuyện "điên rồ" trong tương lai. Ngoài chiếc xe nói trên, hiện Google cũng đang phát triển một kính sát tròng theo dõi bệnh tiểu đường, một tua-bin gió có thể bay, thậm chí hãng còn được cho là đang đầu tư vào một công ty có thể kéo dài tuổi thọ con người


Tất nhiên, không phải tất cả phần cứng Google làm ra đều thành công. Những thiết bị như Nexus Q trông có vẻ rất tốt nhưng lại không được người dùng ưa chuộng, và hãng cũng còn rất nhiều thứ khác chưa công bố. Nhưng chung quy lại, chúng đều là những ước mơ của Google trong việc biến thế giới trở thành một nơi tốt đẹp hơn, nơi công nghệ có thể phục vụ cho các nhu cầu của con người một cách đơn giản và hữu hiệu. Sau đây, mời các bạn xem qua một số phần cứng như thế.
 
Google gia nhập thị trường thiết bị truyền nội dung số vào năm 2012 với Nexus Q, một thiết bị có hình cầu với khả năng lấy video từ YouTube hoặc nhạc từ Google Play Music để truyền xuống TV hoặc dàn loa của người dùng. Bạn sẽ cần đến một chiếc điện thoại để có thể điều khiển Nexus Q, chứ bản thân nó không có remote. Đáng tiếc, sản phẩm này không thể có mặt trong nhiều phòng khách của người tiêu dùng vì khả năng hạn chế. Mức giá tại Mỹ cao cũng là một trong số những nguyên nhân khiến nó thất bại. Tới tháng 10/2012, Google quyết định dừng kinh doanh sản phẩm này.
 
 
Google Fiber là một dịch vụ cáp quang tốc độ siêu nhanh, lên đến 1Gbps. Hiện dịch vụ này chỉ mới xuất hiện ở một vài khu vực tại Mỹ nhưng nó đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía người dùng. Những người nào xài dịch vụ cáp quang của Google còn có tùy chọn mua thêm một đầu thu tín hiệu số để thưởng thức các dịch vụ trực tuyến.
 
Cái túi đeo sau lưng anh này mang tên Trekker. Nó có trọng lượng 13,6kg và được tích hợp 15 chiếc máy ảnh trên đỉnh đầu, mỗi chiếc có độ phân giải 5 megapixel. Thiết bị này tương tự như hệ thống hình ảnh lắp đặt trên những chiếc xe phục vụ cho tính năng Street View (xem bản đồ và hình ảnh thật ba chiều trong Google Maps), tuy nhiên Trekker thì được thiết kế để dùng trong những khu vực xa xôi hẻo lánh. Google đã bắt đầu cho các bên thứ ba thuê Trekker để nghiên cứu, và những người này có thể đến từ là các viện nghiên cứu, đại học hoặc công ty du lịch. Cũng nhờ vậy mà công ty thu thập được những hình ảnh tại những vùng hiểm trở như khe Grand Canyon ở Mỹ hoặc núi Everest.
 
Motorola phát triển Moto X khi còn là một công ty con thuộc Google. Thiết bị này có thời lượng pin tốt, cấu hình ổn, và tính năng thu hút khách hàng nhất chính là khả năng tùy biến nhiều thành phần của máy. Cộng thêm nhiều đợt giảm giá, Moto X trở thành một trong những chiếc smartphone Android tốt nhất trên thị trường. Tuy nhiên, chỉ một mình chiếc điện thoại này thì không đủ sức thuyết phục để Google giữ lại Motorola. Sáu tháng sau khi X ra mắt, Google đã bán Motorola Mobility cho Lenovo với giá 2,91 tỉ USD
 
 
Chromecast là một thiết bị truyền nội dung có thiết kế cực kỳ đơn giản. Nó không khác gì một chiếc bút nhớ USB, có điều giờ đây người dùng sẽ cắm nó vào cổng HDMI trên TV. Thiết bị này có thể được xem là một người kế nhiệm cho Nexus Q và nó được tạo ra nhằm đánh bại tính năng AirPlay của Apple. Chromecast hỗ trợ nhiều dịch vụ truyền nội dung từ Internet về TV người dùng, ví dụ như Netflix hay YouTube, ngoài ra nó cũng hỗ trợ nhận nội dung từ máy tính hoặc thiết bị di động thông qua kết nối không dây. Chromecast rất thành công tại Mỹ và mới đây Google quyết định mang sản phẩm ra một số thị trường quốc tế.
 
Không thể không nhắc tới Google Glass khi nói về độ "quái dị" của Google. Phản ứng của người dùng đối với Glass không đồng nhất. Một số nói rằng đây là thiết bị của tương lai, nó sẽ mở ra một kỉ nguyên của tăng cường thực tế ảo nơi người dùng có thể xem được những thông tin liên quan đến các vật thể trong đời thực. Một số khác thì chỉ trích mạnh mẽ Glass vì lý do xâm phạm quyền riêng tư, gây rối trật tự, quay lén và nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, dù gì đi nữa thì Google vẫn kiên quyết đưa Glass ra thị trường, đồng thời đưa ra nhiều quy định mới để hướng dẫn các lập trình viên xây dựng app cho chiếc kính mắt thông minh này.
 
Hồi năm 2010, khi Eric Schmidt nói về hệ điều hành sắp ra mắt của Google (thực chất chính là Chrome OS), ông gợi ý rằng người dùng sẽ không cần phần cứng đắt tiền để chạy nó. Và chỉ ba năm sau, Google đã tự phá vỡ quy định của chính mình. Chiếc Chromebook Pixel được hãng ra mắt năm 2013 có giá 1299$, cao hơn khoảng 1000$ so với những chiếc Chromebook khác trên thị trường lúc đó. Tất nhiên là máy có thiết kế tốt hơn, màn hình độ phân giải cao hơn và lại hỗ trợ cảm ứng. Đáng tiếc rằng mức giá quá cao cộng với tính năng còn hạn chế đã khiến sản phẩm này không được phổ biến như những mẫu máy tính chạy Chrome OS khác. Nhưng cũng thông qua Chromebook Pixel, Google chứng minh cho thế giới thấy rằng họ hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm rất cao cấp để dùng với Chrome OS và đây không chỉ là một nền tảng giá rẻ.
 
Google đã làm việc với một nguyên mẫu điện thoại lắp ghép mang tên Project Ara. Dự án smartphone này sẽ cho phép người dùng thay thế các linh kiện, thành phần trong máy khi cần nâng cấp chứ không phải bỏ đi cả một thiết bị của mình. Ngay cả CPU, RAM, màn hình và pin cũng có thể tháo ra để gắn cái khác mạnh hơn, tốt hơn. Theo kế hoạch, Project Ara sẽ chính thức ra mắt vào đầu năm sau và thiết bị từ dự án này sẽ có giá thấp nhất vào khoảng 50$. Nghe có vẻ rất hấp dẫn.
 
Project Tango cũng là một dự án gây chú ý mà Google đang triển khai. Trong đó, người ta sẽ phát triển một chiếc điện thoại Android màn hình 5" được trang bị đầy đủ các loại cảm biến để có thể tự động vẽ lại một bản đồ không gian 3D gần như hoàn chỉnh của những nơi mà bạn đi qua. Ví dụ khi bạn bước vào trong một căn nhà, một công viên hay một tòa lâu đài thì nó sẽ liên tục vẽ lại từng con đường, từng góc cạnh, từng vật thể có trong ngôi nhà đó dưới dạng đồ họa 3D chính xác. Mỗi giây, chiếc điện thoại này có thể thực hiện được hơn 250.000 phép đo của không gian xung quanh, tự động cập nhật vị trí hiện tại, điều hướng theo thời gian thực và kết hợp tất cả lại với nhau để tạo thành một bản đồ không gian 3D xung quanh bạn.
 
Google mua lại công ty robot Boston Dynamics vào cuối năm ngoái. Trong những năm gần đây, Boston Dynamics được biết đến nhiều với dòng robot BigDog có khả năng đi trên tuyết và băng, robot Cheetah chạy ở tốc độ 46km/h, hay như người máy PETMAN có hình dáng và khả năng di chuyển rất giống một con người bình thường. Động thái này là một nước đi mới nhất của Google trong việc phát triển nên "thế hệ robot kế tiếp", dự án mà Andy Rubin - vị cha đẻ của hệ điều hành Android - đang dẫn dắt kể từ đầu năm nay.
 
Mặc dù không được thiết kế bởi Google nhưng bộ điều khiển nhiệt độ thông minh Nest đã thuộc về tay họ khi mua lại công ty Nest Lab vào đầu năm nay. Giá trị của thương vụ này là 3,2 tỉ USD và dự kiến việc mua bán sẽ kết thúc trong khoảng vài tháng tới. Theo thông báo từ Google, Nest sẽ tiếp tục hoạt động động lập dưới sự chỉ đạo của CEO Tony Fadell, thương hiệu của công ty cũng được giữ nguyên. Fadell nói rằng nhóm của công rất vui mừng khi được gia nhập Google. Hiện chưa rõ Google định làm gì với Nest, nhưng rõ ràng với khoảng tiền 3,2 tỉ USD nói trên thì Google đã xem Nest như một phần quan trọng trong tương lai của mình. Một ví dụ có thể nghĩ tới đó là sự kết hợp giải pháp tự động hóa của Nest với các chức năng điều khiển, nhận dạng giọng nói của Google để biến ngôi nhà trở nên thông minh hơn.
 
Nhóm Google X của đồng sáng lập Sergey Brin hiện đang phát triển chiếc kính sát tròng này. Nó là một thiết bị thông minh giúp các bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát nhanh lượng đường huyết trong máu của họ. Bên trong kính có một con chip không dây và một bộ cảm biến glucose nhằm đo nồng độ glucose trong nước mắt của người đeo. Google hy vọng phương pháp trên có thể làm giảm sự đau đớn của người bệnh khi phải kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày bằng cách truyền thống là lấy máu từ đầu ngón tay. Điều tuyệt vời nhất là cảm biến glucose có thể nhận biết lượng đường huyết của người bệnh liên tục qua từng giây nên sẽ đưa ra các cảnh báo sớm nếu đường huyết có dấu hiệu tăng hoặc giảm. Hơn nữa, Google còn có thể tích hợp một đèn LED cảnh báo cho người bệnh khi lượng đường huyết vượt quá các ngưỡng giới hạn.
 
Tua-bin gió Makani trông có vẻ giống một chiếc máy bay không người lái hơn là một tua-bin truyền thống. Nếu như các tua-bin từ trước đến nay cần một chân đế rất lớn để giữ chúng cố định trên mặt đất thì Makani lại có kích thước rất nhỏ gọn. Và bởi vì đã bay trên trời trong một thiết kế của tàu lượng nên nó không cần phải được cố định. Tất cả những gì người ta cần làm đó là đưa Makani lên trời, cho nó bay theo vòng và gió sẽ làm các cánh quạt được gắn trên cánh máy bay quay liên tục. Điện năng tạo ra sau đó sẽ được truyền về mặt đất. Thực chất Makani được phát triển bởi một công ty cùng tên và Google đã mua lại đơn vị này hồi tháng 5/2013. Hãng vẫn tiếp tục lên kế hoạch để sản xuất và phát triển những model Makani trong tương lai.
 
Loon là một dự án cho thấy rõ sự "điên rồ" của Google. Về cơ bản, có thể hiểu "Project Loon" là dự án dùng các quả bóng bay để đưa Internet đến với người dùng ở các vùng miền khác nhau trên toàn thế giới. Vậy tại sao lại chọn các quả bóng lớn mà không phải là một vật nào khác? Google cho rằng bóng luôn có giá thành vô cùng rẻ, không những thế nó còn có thể bay lơ lửng ở một độ cao thích hợp - yếu tố cần thiết để mang Internet đến với những vùng có vị trí địa lý khó khăn trong việc lắp đặt các trạm phát mạng. Google cho biết họ đã xây dựng thành công hệ thống điều khiển và nói rằng các quả bóng này sẽ có thể bay lên cao khoảng 18.288m (tức cao hơn gấp đôi so với độ cao lý tưởng khi máy bay bay trên trời).
 
Sergey Brin đã giới thiệu nguyên mẫu xe tự hành. Không như hầu hết những chiếc xe không người lái mà Google từng phát triển, nguyên mẫu này không có bánh lái hay pedal, do đó người dùng phải để việc điều hướng xe cho một hệ thống trí tuệ nhân tạo xử lý. Brin nói rằng chiếc xe này vẫn chưa bị tai nạn lần nào trong những đợt thử nghiệm của công ty. Tất nhiên, để sản phẩm trở thành hiện thực thì vẫn còn một chặng đường rất dài, nhưng ít ra nó cho thấy Google đang rất nỗ lực để biến cuộc sống của con người trở nên tốt và dễ dàng hơn.

Tin liên quan

Đổi Giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp.Từ 01/01/2015, Doanh nghiệp không phải nộp bảng kê mua vào, bán ra của tờ khai thuế GTGTĐƠN HÀNG VĂN PHÒNG PHẨM TỪ 500.000đ MIỄN PHÍ CƯỚC VẬN CHUYỂN NỘI THÀNH HÀ NỘI
Hotline: 0902392933